Ý nghĩa các con số trong phong thủy

Con số gắn bó với rất nhiều sự vật, hiện tượng xung quanh cuộc sống và nó ảnh hưởng trực tiếp đến bản thân, cuộc sống và số phận của mỗi con người, như: ngày tháng năm sinh, số điện thoại, số xe… Dưới đây là ý nghĩa của những con số trong bài trí phong thủy.

Ý nghĩa các con số trong Phong Thủy - phong thủy học

Số Không (0)

Theo thuyết Âm Dương, số 0 là nguồn gốc của muôn loài, cây cối... tuợng trưng cho sự vô hình,vô cùng vô tận, cho pháp lực vô biên để cải tạo thế giới.

Số Một (1)

Là con số của các vị thần thánh, của hoành đồ, được hiểu như là con trai của cõi trời. Số một tượng trưng cái đỉnh tối thượng, đỉnh núi cao - độc nhất không còn ai khác nữa. Chúng ta, con người không thể nắm giữ vị trí này lâu dài, vì nó có thể đơn độc và hiểm nghèo, bởi chúng ta không phải là thần thánh. Chỉ có thần thánh mới có thể nắm giữ vị trí này mãi mãi.

Số 1 thể hiện sự độc tôn, thống trị trong mọi con số hay còn gọi dưới nhiều cái tên : Nhất trụ kình thiên (Cột chống trời ) Nhất long đăng vương ( người đứng lên làm vua)...

Theo dân gian, số 1 là căn bản của mọi sự biến hóa, là con số khởi đầu, luôn đem lại những điều mới mẻ, tốt đẹp, đem tới 1 sinh linh mới, 1 sức sống mới cho mọi người.

Số hai (2)

Tượng trưng là một cặp, một đôi, một con số hạnh phúc (song hỷ) và điều hành thuận lợi cho những sự kiện như sinh nhật, cưới hỏi, hội hè. Số 2 tượng trưng sự cân bằng âm dương kết hợp tạo thành thái lưu hay là nguồn gốc của vạn vật. Các câu đối đỏ may mắn thường được dán trước cửa nhà cổng chính vào dịp đầu năm mới.

Số 2 tượng trưng cho những đặc tính sau đây :

- Tương ứng, Tương cầu ( tìm nhau)

- Tương giao ( gặp nhau)

- Tương thôi ( xô đẩy )

- Tương ma (cọ xát)

- Tương thế ( thay thế )

- Tương thành ( giúp nhau ).

Số 2 là số Xã hội, vì nó tượng trưng cho sự nhạy bén, tiến thoái phù hợp, uyển chuyển với thế giới khách quan.

Số ba (3)

Vũ trụ sinh ra ba cõi, là Thiên - Địa - Nhân, theo quy luật luân hồi vòng tròn bất tận.Số 3 là con số đại diện cho ba giới trên và đặc trưng cho sự hoà thuận giữa Con người với Thiên nhiên.

Con số 3 thì có nhiều quan niệm khác nhau, người xưa thường dùng các trạng thái, hình thể gắn với con số 3 như: Tam bảo (Phật – Pháp – Tăng), Tam giới (Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới), Tam thời (Quá khứ – Hiện tại – Vị lai), Tam vô lậu học (Giới – Định – Tuệ), Tam đa (Đa phúc, Đa lộc, Đa thọ), Tam tài (Thiên, Địa, Nhân)

Được xem là con số vững chắc, như kiềng ba chân là một hình thức vững chắc nhất. Người Trung Quốc có câu “ba với ba là mãi mãi” (bất tận) và biểu tượng hy vọng trường thọ.Phong thủy dùng nhiều lĩnh vực số học trong việc bài trí các đồ vật và con số ba là con số đặc biệt hữu dụng cho việc tăng thêm vẻ vững chắc khi đập mắt vào và sự hài hòa của một môi trường.

Số bốn (4)

Là sự hình thành của hai đôi. Hai cặp chắc hẳn phải tốt lành, thuận lợi nhưng trong cách phát âm tiếng Trung Quốc nó giống như chữ “tử” (chết). Vì thế sự kết hợp này không được tốt đẹp lắm. Thuật phong thủy tìm cách tránh bất cứ sự bài trí có liên quan đến con số bốn.

Nưng nếu không sử dụng số 4 thì không có sự hài hòa chung, như trong âm dương ngũ hành có tương sinh mà không có tương khắc. Trong dân gian Việt Nam, con số 4 lại được sử dụng khác nhiều, biểu trưng cho những nhận định
- Về hiện tượng thiên nhiên: Tứ phương (Ðông, Tây, Nam, Bắc). Thời tiết có bốn mùa ( Xuân, Hạ, Thu, Đông). Bốn cây tiêu biểu cho 4 mùa (Mai, Lan, Cúc, Trúc).
- Về hiện tượng xã hội: Ngành nghề, theo quan niệm xưa có tứ dân (Sĩ, Nông, Công, Thương). Về nghệ thuật (Cầm, Kỳ, Thi, Họa). Về nghề lao động (Ngư, Tiều, Canh, Mục). Tứ thi (Ðại học, Trung dung, Luận ngữ, Mạnh Tử). Tứ bảo của trí thức (Giấy, Bút , Mực, Nghiên). Tứ đại đồng đường (Cha, Con, Cháu, Chít)
- Về con người: Người ta quan niệm về trách nhiệm của một công dân (Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ).Về đạo đức của con người (Hiếu, Lễ, Trung, Tín). Ðối với phái nữ : (Công, Dung, Ngôn, Hạnh). Tứ bất tử (Thần, Tiên, Phật, Thánh). Tứ linh (Long, Ly, Qui, Phượng). Tứ đổ tường (Tửu, Sắc, Tài, Khí ).Tứ khoái. Con người có 4 khoái.

Số năm (5)

Số 5 có ý nghĩa huyền bí xuất phát từ học thuyết Ngũ Hành. Mọi sự việc đều bắt đầu từ 5 yếu tố. Trời đất có ngũ hành (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ) – Người quân tử có ngũ đức (Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín) – Cuộc sống có ngũ phúc (Phú, Quý, Thọ, Khang, Ninh). Số 5 còn là số Vua, thuộc hành Thổ, màu Vàng.Ngũ đế (Phục Hy, Thần Nông, Huỳnh Đế, Nghiêu, Thuấn). Ngũ luân (Vua tôi, Cha con, Vợ chồng, Anh em, Bạn bè).

Tượng trưng cho danh dự, uy quyền, quyền lực.Nó là số của những người quyền quý, của sự thăng tiến và sinh sôi.

Nếu như ba số 5 đứng cùng nhau " 555 " sẽ thể hiện được ước vọng về sự hoà hợp, bình an, sinh sôi, làm việc gì cũng thuận lợi và tiến đến vị trí cao nhất.  Số 5 còn có nghĩa là năm hướng (Bắc, Nam, Đông, Tây và Trung tâm) là năm ngọn núi thiêng liêng của Trung Quốc. Số năm tượng trưng cho trường thọ và bất diệt. Số 5 thể hiện sự thịnh vượng bình yên và hạnh phúc cho mỗi gia đình. Số năm là một con số tuyệt vời dùng trong việc bài trí phong thủy.

Là con số của đời người.

Số sáu (6)

Số 6 tượng trưng cho tài lộc.

Là gấp đôi của số ba và như thế là điềm lành, thuận lợi. Ba cộng thêm sáu là chín và cùng nhau tạo thành nhóm ba con số may mắn. Một sự bài trí dùng bất cứ đồ vật có 6, 9, 3 món đều tốt cho việc hòa giải những khu vực xấu hoặc những nơi hướng xấu.Số 6 với 1 nét cong vào thân, ý như lộc sẽ luôn vào nhà.
Ngoài ra lục giác còn được đánh giá là khối vững chãi nhất. Con ong thường làm tổ theo khối lục giác, Lục căn (Mắt, Mũi, Tai, Lưỡi, Da, Tư tưởng), Lục long, Lục thân (Cha, Mẹ, Vợ, Con, Anh chị,Em).

Số bảy (7)

Là con số có sức mạnh kỳ diệu với những nguồn gốc truyền thuyết sâu sắc. Đó là 7 sao và cây gươm 7 sao dùng trong nghi lễ đạo Lão, tượng trưng cho sức mạnh đẩy lùi ma quỷ trong phong thủy, một sự bài trí 7 món đồ vật được ban cho một sức mạnh kỳ bí và một cảm giác của sự bất khả xâm phạm.

Theo đạo Phật số 7 có ý nghĩa là quyền năng mạnh nhất của mặt trời. Những người theo đạo Phật tin rằng trong suốt tháng 7 (âm lịch) tất cả linh hồn trên thiên đường và địa ngục sẽ trở lại dương gian. Con s�� 7 còn tượng trưng cho sự thành tựu sinh hóa cả vũ trụ không gian là đông,tây, nam, bắc; thời gian là quá khứ, hiện tại, tương lai. Thất bửu (Vàng, Bạc, Lưu ly, Pha lê, Xa cừ, Trân châu, Mã não)
Thời cổ cho rằng có 7 mặt trời hoạt động xung quanh và chiếu sáng cho trái đất, loài người nhận thức có 7 tầng trời khác nhau, cùng với 7 sắc cầu vồng tạo nên ấn tượng mạnh mẽ của số 7. Số 7 đem lại sức sống cho vạn vật, đem lại ánh sáng và hy vọng cho loài người.

Số tám (8)

Sinh ra từ số 4, nhưng lại vận hành ngược với số 4.

Tượng trưng cho 8 hiện tượng lớn trong Vũ trụ, cũng tạo thành 8 quẻ được sinh ra là :

- Càn ( Trời )

- Khôn ( Đất )

- Chấn ( Sấm Sét )

- Tốn ( Gió )

- Khảm ( Nước )

- Ly ( Lửa )

- Cấn ( Núi )

- Đoài ( Đồng cỏ )

Từ những quẻ này mà người ta có thể dựa vào đó mà bắt thiên nhiên phục vụ cho mình tạo nên nền kinh tế thịnh vượng.

Thể hiện sự phát triển thịnh vượng, bề thế, sung túc, no ấm.

Cũng là con số có nhiều sự quan hệ tôn giáo, là tám điều bất tử trong đạo Lão và bát chánh trong Phật giáo.Số 8 còn biểu tượng cho 8 hướng, bát quái, bát âm, bát tiên, bát bửu
Một cửa sổ hình bát giác hoặc bình cắm hoa tám mặt và một bát quái (thường được treo trước ngưỡng cửa) cũng tốt, có thể ngăn chặn những ảnh hưởng xấu trước khi chúng muốn xâm nhập vào nhà.

Số chín (9)

Số 9 tượng trưng cho sự yên ổn, thái bình đến muôn đời,là con số hạnh phúc, an lành, thuận lợi.Đó là con số tượng trưng cho sự vĩnh cửu đẹp đẽ. Rất nhiều người thích số 9 vì nó gần như là hình ảnh cho sự viên mãn tròn đầy. Tiếng Trung Quốc, số chín đồng âm với từ “trường thọ và may mắn”.

Từ xưa số 9 luôn được coi như là biểu trưng của sự quyền uy và sức mạnh: Ngai vua thường đặt trên 9 bậc, vua chúa thường cho đúc cửu đỉnh (9 cái đỉnh) để minh họa cho quyền lực của mình. Trong dân gian số 9 được gắn cho sự hoàn thiện đến mức dường như khó đạt:- Voi 9 ngà, Gà 9 cựa, Ngựa 9 hồng mao. Số 9 trong toán học còn được phân tích với rất nhiều lý thú và gắn nhiều với truyền thuyết lịch sử.
Đặc biệt hơn cả, số 9 được sùng bái, tôn thờ và gấn như trở thành 1 triết thuyết cho các triều đại ở Trung Quốc và Việt Nam từ sự ảnh hưởng của kinh dịch là dựa trên thuật luận số. Số 9 đựơc tượng trưng cho Trời, ngày sinh của Trời là ngày 9 tháng giêng, số 9 được ghép cho ngôi vị Hoàng đế. Tất cả các dồ dùng trong cung đình cùng dùng số 9 để đặt tên như Cửu Long Bôi (9 cốc rồng), Cửu Đào Hồ (ấm 9 quả đào), Cửu Long Trụ (cột 9 rồng). Hay cách nói biểu thị số nhiều như Cửu Thiên, Cửu Châu, Cửu đỉnh ..

Ý nghĩa của các con số trên không chỉ được ứng dụng trong bài trí phong thủy mà được ứng dụng vào rất nhiều thứ xung quang cuộc sống của chúng ta. Sở hữu được những con số mang ý nghĩa tốt đẹp, dường như con người cảm thấy cuộc sống của mình thi vị hơn rất nhiều. Đã là vật hữu hình tồn tại trên cuộc sống này, có lẽ tất cả đều có sinh mệnh và linh hồn… Thiên – Địa hữu tình là vì thế!

NHỮNG DÃY SỐ ĐƯỢC ƯA CHUỘNG

" 333 "   : Tam Tài
" 168 "   : nhất lộc phát
" 86 "     :  Phát lộc
" 986 "   : cửu phát lộc = mãi phát lộc
" 863 "   : phát lộc tài
" 983 "   : cửu phát tài = mãi phát tài
" 974 "   : cửu thất tử = mãi không chết
" 19 "     :  sinh mãi, một bước tới trời
" 168 "   : Nhất Lộc phát
" 26 "     : Hái lộc
" 27 "     : Dễ phất
" 28 "     : Dễ phát
" 34 "     : Tài tử
" 36 "     : Tài lộc
" 37 "     :  Ông Trời
" 369 "   : Lộ̣c mãi mãi
" 63 "     : Lộc tài
" 68 "     : Lộc phát
" 69 "     : Lộc
mãi mãi
"689 "    : Lộc phát mãi mãi
" 78 "     : Ông địa lớn
" 79 "     : Thần tài lớn
" 83 "     : Phát tài
" 839 "   : Phát tài mãi mãi
" 86 "     : Phát lộc
" 869 "   : Phát lộ̣c mãi mãi
" 968 "   : M
ãi mãi phát lộc
" 983 "   : M
ãi mãi phát tài
" 986 "   : Mãi phát lộc
CUDH tổng hợp

Các tin khác