1. Dâu tây - bổ sung vitamin luyện tính nhẫn nại
Ăn dâu tây có thể luyện được tính kiên nhẫn. Vì nó thuộc loại thực vật thân cây thấp,trong quá trình sinh trưởng dễ bị ô nhiễm. Bởi vậy trước khi ăn chúng ta phải kiên nhẫn rửa sạch. Trước tiên phải cắt lá, rửa sạch dưới vòi nước, sau đó ngâm vào trong nước muối khoảng 10-15 phút, cuối cùng ngâm trong nước lạnh khoảng 1-2 phút và bạn có thể thưởng thức “viên thuốc vitamin sống” giàu chất dinh dưỡng này rồi đấy!
2. Chuối - giữ tâm trạng luôn vui vẻ
Ăn chuối có thể giúp trái tim mềm yếu, xua tan bi quan, tâm trạng nôn nóng của người hay đa sầu đa cảm, giữ được tâm trạng bình hòa và vui vẻ. Nó có thể làm tăng hàm lượng chất 5 - hydroxytryptaminetrong đại não giúp chúng ta vui vẻ. Nghiên cứu phát hiện người bị bệnh trầm cảm có hàm lượng chất 5 - hydroxytryptamine trong đại não ít hơn người bình thường.
Tuy nhiên trong chuối có nhiều hàm lượng Mg (magiê), nếu ăn nhiều vào lúc đói, hàm lượng Mg trong huyết tương sẽ tăng lên đột ngột làm mất cân đối giữa tỷ lệ Mg và cancium gây ra hiện tượng ức chế trong mạch máu, không có lợi cho sức khỏe. Vì vậy, không nên ăn chuối tiêu khi đói bụng.
3. Nho - tăng cường miễn dịch, chống lão hóa
Nho rất thích hợp cho những người lười ăn. Vỏ nho và hạt nho nhiều dinh dưỡng hơn thịt nho, cho nên uống rượu vang đỏ có lợi ích sức khỏe hơn rất nhiều so với rượu vang trắng, vì cả vỏ nho cũng được dùng để sản xuất rượu. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng hàm lượng chất dinh dưỡng trong hạt nho tăng cường khả năng miễn dịch, chống lão hóa, sau khi vào cơ thể người 85% chất có lợi được hấp thu.
4. Lê - giúp các cơ quan bài độc
Lê là loại hoa quả giàu năng lượng, nó nhiều nước, giàu vitamin A,B,C,D và nguyên tố vi lượng i-ốt có thể duy trì sức khỏe cho các tế bào, giúp các cơ quan giải độc, làm sạch, có thể làm mềm các mạch máu, thúc đẩy việc vận chuyển canxi trong máu đến xương nhiều hơn. Nhưng khi ăn lê nên nhai kỹ, sau đó nuốt cơ thể mới hấp thu tốt hơn.Trái lê có tác dụng chữa chứng ho, nhiệt, viêm họng.
Nhưng những người thường xuyên lạnh bụng, những người bị tiểu đường không nên ăn quá nhiều.
5. Thanh long - giảm ngộ độc kim loại nặng
Quả thanh long rất giàu dinh dưỡng, có công dụng đặc thù rất tốt cho sức khỏe con người. Nó là thực vật chứa chất albumin và anthocyanins quý hiếm, giàu vitamin và các chất xơ hòa tan. Albumin là chất keo dính có tác dụng giải các độc khi bị ngộ độc kim loại nặng.
Đặc biệt, chất nhầy trong quả thanh long giúp làm giảm cholesterol của thức ăn và muối mật. Do đó, người mập phì, người có hàm lượng cholesterol huyết áp tăng cao nên ăn thanh long. Thanh long còn thích hợp với người bệnh đái tháo đường, cao huyết áp, táo bón kinh niên.
6. Bưởi - duy trì mạch máu khỏe mạnh
Bưởi là loại hoa quả đảm bảo rất tốt cho sức khỏe con người, giúp hệ thống tim mạch hoạt động khỏe mạnh. Nó chứa chất pectin, có thể làm giảm mật độ của lipoprotein, giảm tổn thương thành động mạch, duy trì chức năng của mạch máu, phòng chống bệnh xơ vữa động mạch và bệnh tim. Nghiên cứa cho thấy rằng người ăn bưởi có thể thúc đẩy việc khôi phục các cơ quan bị tổn thương trong khi vận động.
Tuy nhiên một số hoạt chất như flavonoid, cumarin thuộc nhóm polyphenol trong dung dịch nước quả bưởi có thể làm giảm chuyển hoá của nhiều thuốc trong đó có kháng sinh erythromycin, do đó làm tăng nồng độ thuốc trong huyết tương, làm tăng hoạt tính và cả độc tính của thuốc.Ngoài ra, nước quả bưởi còn làm tăng hiệu lực và độc tính của nhiều loại thuốc khác như thuốc kháng sinh clindamycin, thuốc chống lao isoniazid, thuốc chống ung thư Viblastatin, các kích thích tố như testosteron, progesterol, corticoid...Vì thế, trong lúc đang uống erythromycin và một số bài thuốc nói trên, tốt nhất không nên ăn bưởi.
7. Táo - ngăn ngừa ung thư
Mỗi ngày ăn một lượng táo nhỏ có thể phòng được rất nhiều bệnh đấy các teen. Táo là loại hoa quả giúp chúng ta có cảm giác viên mãn, xứng đáng là loại hoa quả thiết thực nhất. Đặc biệt ăn táo có thể ngăn ngừa được bệnh ung thư, vì trong táo chứa chất chống oxy hóa tự nhiên có tác dụng loại bỏ các gốc tự do, giảm tỉ lệ mắc bệnh ung thư.
Nước táo có thể chống tiêu chảy, và chống táo bón nếu uống khi đói. Nếu uống sau bữa ăn, nước táo ép rất tốt cho đường tiêu hóa. Tuy nhiên, táo chứa nhiều đường và kali, nên nếu ăn quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng xấu cho tim, thận. Những người mắc các bệnh như tim mạch vành, nhồi máu cơ tim, các bệnh liên quan đến thận, bệnh tiểu đường không nên thường xuyên ăn táo.
8. Dưa hấu - lợi tiểu và giải độc
Dưa hấu rất nhiều nước và đường fructose, nhiều loại vitamin, khoáng chất và axit amin, ngoài việc cải thiện sức nóng của cơn sốt, ra mồ hôi khát nước, lượng tiểu ít, nước tiểu màu vàng đậm, nó còn có tác dụng chữa viêm họng, đi ngoài ra máu và người trúng độc do rượu.
Nhưng dưa hấu là thực phẩm tính hàn, vì vậy không nên ăn quá nhiều. Nếu không nó sẽ gây ra tiêu chảy, căng bụng, chán ăn… 94% thịt dưa hấu là nước, với lượng nước lớn như vậy nó sẽ làm loãng dịch dạ dày, gây khó tiêu và ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa.
9. Vải - sản sinh máu và dưỡng nhan sắc
Vải có tác dụng ra mồ hôi, lợi cho trí nhớ và dưỡng nhan sắc. Ăn vải có thể bổ tì, ích gan và giữ tâm trạng vui vẻ, sinh máu, dưỡng tâm thần. Các nhà y học cho rằng ăn vải có thể khiến sắc mặt hồng hào và cơ thể khỏe mạnh.
Theo kinh nghiệm của người dân vùng trồng vải, không nên ăn quá nhiều vải một lúc. Ăn nhiều có thể gây nóng, làm rối loạn chuyển hoá đường trong cơ thể, gây ra chứng "say vải" rất khó chịu như: Chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn, tim đập nhanh, toát mồ hôi, miệng khô khát, mỏi mệt...
10. Kiwi - giảm cholesterol
Kiwi rất giàu dinh dưỡng, nó còn có tác dụng ngăn chặn việc sản sinh chất nitrosamine gây ung thư. Ngoài ra nó có thể làm giảm bớt cholesterol và triglycerides.
11. Dứa - giúp tiêu hóa và hấp thu
Trong thịt quả dứa có chứa 1 loại enzyme đặc biệt, có thể phân giải protein. Bởi vậy nếu ăn món ăn nhiều thịt, sau đó nên ăn vài lát dứa tươi sẽ giúp cho việc tiêu hóa và hấp thu tốt hơn.Trái dứa chứa một loại enzyme (men) phân giải protein rất mạnh, giúp cho cơ thể tiêu hóa chất đạm, nhiều hơn là tiêu mỡ.Do có nhiều vitamine nhưng lại ít calorie nên dứa khá hiệu quả trong việc giúp giảm cân. Nhưng quả dứa nổi tiếng là một loại trái cây rất “sắc”, ăn nhiều không tốt cho bao tử và tránh ăn dứa trước bữa cơm vì dễ bị rát lưỡi và đôi khi dẫn đến dị ứng cấp tốc.
12.Nhãn - khai vị bổ lá lách
Nhãn có vị ngọt, công dụng chủ yếu là món khai vị, ích tì, dưỡng các dây thần kinh và bổ cho trí tuệ.
Tuy nhiên phụ nữ mang thai không nên ăn long nhãn nhiều. Nguyên nhân là do phụ nữ mang thai thường có triệu chứng nóng trong và thường có các hiện tượng táo bón, ăn nhãn nhiều sẽ tăng nóng trong, động huyết động thai, ra huyết đau bụng, đau tức bụng dưới, thậm chí tổn thương thai khí, dẫn tới sảy thai.
13. Sầu riêng - thúc đẩy đường ruột ngoằn nghèo
Sầu riêng rất giàu protein và chất béo có tác dụng bổ sung dưỡng chất cho cơ thể, là nguồn dinh dưỡng tốt nhất. Sầu riêng có mùi đặc biệt, loại hương vị này có thể khai vị, tăng cảm giác thèm ăn, trong đó chất xơ có thể thúc đẩy được đường ruột.Cơm của sầu riêng được người ta “ghiền” vì nó vừa thơm ngon lại vừa bổ dưỡng, có tác dụng kích thích, tăng cường khả năng sinh dục, lọc máu và trừ được giun sán.
Tuy nhiên không nên ăn nhiều quá (trên 150g cơm trái/ngày) vì sẽ bị “nóng”, gây bứt rứt trong người, dễ sinh mụn nhọt. Những người âm hư, nội nhiệt, với các triệu chứng: người gầy ốm, da khô, nóng bứt rứt, lòng bàn tay bàn chân ấm, khát nước, khó ngủ, đêm ngủ ra mồ hôi trộm, đi tiểu ít, nước tiểu vàng, đại tiện táo bón, di mộng tinh…cần hạn chế dùng sầu riêng. Phụ nữ có thai, người bị tiểu đường, cao huyết áp, đang bị sốt thì không nên ăn sầu riêng.
14. Đào - giải nhiệt, nhuận phổi
Đào tính ôn, vị ngọt chua, có thể trừ nóng và giải khát, thanh nhiệt và nhuận phổi. Đào được mệnh danh là “quả của phổi”. Đào rất giàu dinh dưỡng, đặc biệt giàu chất sắt, là loại hoa quả lý tưởng cho những người bị thiếu sắt, thiếu máu. Ngoài ra đào rất giàu kali, ít natri, thích hợp với những người bị phù nề, ăn đào vào mùa hè có thể dưỡng âm sinh tân và nhuận tràng.
Tuy nhiên những người có cơ địa nóng, thường xuyên nổi mụn nhọt,bệnh nhân tiểu đường,những người bị suy nhược cơ thể hoặc dạ dày quá yếu,trẻ em và phụ nữ có thai không nên ăn vì đào là loại quả có tính nóng,chứa 1 hàm lượng đường lớn.Trong đào có chứa 1 lượng lớn các phân tử chất. Ăn càng nhiều đào sẽ khiến dạ dày càng phải làm việc nhiều hơn, rất không có lợi cho cơ thể.
CUDH tổng hợp